Rau muống là một loại rau quen thuộc, dễ trồng, dễ chế biến lại cung cấp nhiều dưỡng chất cho cơ thể của con người. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, việc sử dụng nhiều rau muống sẽ giúp giảm nồng độ choleserol trong máu, điều trị bệnh vàng da và các vấn đề về gan, điều trị thiếu máu, khó tiêu, táo bón, ngăn ngừa bệnh tiểu đường, bảo vệ tim mạch, ngăn ngừa ung thư, tăng cường sức khỏe cho mắt, hệ miễn dịch, trị chứng đau bụng kinh, đau răng, chảy máu mũi, giúp con người ngủ ngon, thúc đẩy nôn khi bị ngộ độc, giúp hạ sốt, … và còn rất nhiều lợi ích khác. Với những công dụng tuyệt vời đó, rau muống đã trở thành loại rau được các bà nội trợ thường xuyên sử dụng.
Bên cạnh những lợi ích mà rau muống mang lại, người tiêu dùng lại lo ngại đến vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm, dẫn đến nhiều tác hại mà người mua không thể lường trước. Bài viết dưới đây sẽ cùng bạn đọc tìm hiểu về một số vấn đề liên quan đến vấn đề này.
Rau muống được tưới bằng dầu nhớt
Trong quá trình trồng rau không thể tránh khỏi tình trạng sâu, rầy xâm nhập, làm ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất trồng trọt. Chính vì vậy, người ta cần sử dụng đến các phương pháp trừ sâu. Bên cạnh việc sử dụng thuốc trừ sâu hóa học, nhiều hộ dân sử dụng dầu nhớt được lấy từ các tiệm sửa xe để tưới cho rau mà không biết được những nguy cơ tiềm ẩn đằng sau đó.
Theo Bác sĩ Trần Ngọc Lưu Phương – Phó khoa Nội tiêu hóa Bệnh viện Nguyễn Tri Phương, Thành phố Hồ Chí Minh. Trong dầu nhớt có sử dụng những chất phụ gia cùng rất nhiều kim loại nặng, khi những chất này đi vào cơ thể thì rất khó có thể thải ra, lâu ngày, chúng sẽ tích tụ trong gan, thận, não, cơ quan sinh dục và gây ra nhiều vấn đề khác nhau như suy gan, suy thận, mất trí nhớ, động kinh, vô sinh, xảy thai, sinh non, ung thư.
Tưới rau, rửa rau muốn bằng nước thải
Không chỉ tưới dầu nhớt mà ở nhiều nơi, người ta còn sử dụng nước ở kênh, mương gần đó để tưới rau, rửa rau trước khi đem ra chợ bán. Điều đáng nói là nước ở những con kênh này không được trong sạch, chúng đen ngòm. Khi tưới rau, rửa rau bằng loại nước này, các loại ký sinh trùng, kim loại nặng, … sẽ bám trên rau. Theo TS Nguyễn Thanh Phong – Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế, việc người dân sử dụng nước thải để tưới rau sẽ gây ra các bệnh về đường ruột do nhiễm khuẩn, E.coli, Coliform, trứng giun sán, …
Ngoài việc sử dụng dầu nhớt, nước thải để tưới rau, rửa rau, ở nhiều khu vực, người ta còn trồng rau trên các nghĩa trang. Về mặt tâm lý, đó có thể là hành vi “phạm úy” khiến người quá cố không được yên lòng còn về an toàn thực phẩm thì điều này chứa đựng nhiều nguy cơ tiềm ẩn mà bản thân những người trồng rau không thể lường trước được.
Trước thực trạng về vấn đề trồng rau muống ở trên, bản thân những người tiêu dùng cần có kỹ năng lựa chọn rau cũng như chế biến chúng thật kỹ trước khi sử dụng. Để loại bỏ trứng giun sán, ký sinh trùng, cần rửa rau dưới vòi nước. Bên cạnh đó, cần ngâm chúng trong nước từ 5 đến 10 phút để có thể làm tan đất, loại bỏ bụi bẩn, ký sinh trùng trên rau. Ngoài ra, việc ăn chín, uống sôi cũng góp phần giúp bạn ngăn ngừa những vấn đề liên quan đến đường ruột do vi sinh vật gây ra. Các chuyên gia cũng khuyên rằng, để loại bỏ được các chất độc hóa học còn tồn dư trên bề mặt, các bà nội trợ có thể trang bị thêm cho gia đình mình một chiếc máy khử độc thực phẩm ozone, loại bỏ tối đa các chất tồn dư trên bề mặt, bảo vệ sức khỏe của mọi thành viên trong gia đình mình.