10 dấu hiệu mắc bệnh tiểu đường bạn không thể bỏ qua

Tiểu đường là một loại bệnh về nội tiết tố do rối loạn chuyển hóa chất đường trong máu khiến cho lượng đường trong máu cao.  Đây là một trong số những căn bệnh phổ biến nhất hiện nay và thường thấy nhất ở những người lớn tuổi. Nó ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe, sinh hoạt của người bệnh và là nguyên nhân chính gây nên các bệnh về tim mạch , huyết áp và suy thận… Để phát hiện và điều trị kịp thời và thoát khỏi căn bệnh nguy hiểm này bạn đừng nên bỏ qua 10 dấy hiệu dưới đây:

Tiểu đường

  1. Đi tiểu nhiều lần vào ban đêm

Đây là một trong những dấu hiệu sơm nhất của bệnh tiểu đường type 1 và type 2. Nếu bạn đi tiểu một lượng nước tiểu bất thường, quá ít hoặc quá nhiều thì hãy tiếp tục để ý đến nó, đó có thể là một dấu hiệu.

Đi tiểu nhiều

Khi bị tiểu đường lượng đường dư thừa sẽ được tích tụ trong máu và thận sẽ phải làm việc nhiều hơn để lọc tất cả lượng đường dư thừa đó. Sau đó chúng sẽ được bài tiết qua đường nước tiểu gây nên hiện tượng đi tiểu bất thường.

Nếu bận liên tục phải đi tiểu, đặc biệt vào ban đêm thì hãy đến gặp bác sĩ ngay lập tức để được khám chữa kịp thời.

  1. Liên tục cảm thất khát nước

Khát nước là một hệ quả tất yếu của triệu trứng đi tiểu nhiều lần ở trên. Việc đi tiểu nhiều sẽ khiến cơ thể bị mất nước và bạn sẽ cảm thấy khát nước liên tục.

khát nước liên tục

Nếu giải quyết cơn khát bằng những đò uống như: nước ngọt, nước trái cây , sữa thì lượng đường trong cơ thể sẽ tăng lên và bạn sẽ nhanh chóng bị khát lại. Bởi khi được cung cấp đường cơ thể sẽ tiếp tục một vòng tuần hoàn cũ.

Khi cơn khát đến vì lượng đường trong máu quá cao bạn sẽ không thể đáp ứng được nó bằng các loại nước uống có đường. Ngay khi nhận thấy cơ thể mình có những dấu hiệu này hãy tìm đến bác sĩ để kiểm tra.

  1. Luôn cảm thấy đói

Đói liên tục cũng là một dấu hiệu của bệnh tiêu đường. Khi một người bị tiểu đường, họ sẽ cảm thấy đói sớm hơn giờ ăn cơm bình thường và ăn nhiều hơn. Lý do là vì cơ thể sẽ không thể chuyển hóa đường thành năng lượng để hoạt động.

Khi các tế bào không được cung cấp glucoza, cơ thể sẽ tự động tìm kích thích nhu cầu nạp năng lượng khiến bạn liên tục cảm thấy đói và khát. Tuy nhiên khi ăn vào bạn cũng sẽ không cảm thấy hết đói bởi lượng đường trong máu lại tiếp tục tăng lên.

Để vấn đề sức khỏe không đến mức trầm trọng bạn nên đi khám càng sớm càng tosort. Việc phát hiện và điều trị sớm rất quan trọng trong việc điều trị bệnh tiểu đường hay cả những căn bệnh nguy hiểm khác nữa.

  1. Các vết thương ngoài da rất lâu lành lại.

Khi bị tổn thương ngoài da , thông thường trong vòng 1 tuần là đủ để những vết thương nhỏ có thể lành lại tuy nhiên nếu thời gian liền da của bạn lâu hơn thế thì rất có thể nguyên nhân chính là bệnh tiểu đường.

Lượng đường trong máu cao làm cứng các động mạnh và các mạch máu sẽ trở nên hẹp hơn. Đồng nghĩa với việc máu dưới da và oxi không được lưu thông tốt  đến vị trí bị thương, đó là lý do tại sao vết thương sẽ rất lâu lành lại.

Hơn nữa, chức năng của các tế bào hồng cầu cũng sẽ bị ảnh hưởng khiến việc đưa chất dinh dưỡng đến các mô , càng làm chậm quá trình tái tạo tế bào khiến vết thương lâu lành hơn.

  1. Dễ bị nhiễm trùng và mắc các bệnh ngoài ra

Nếu lượng đường trong máu cao bạn sẽ rất dễ bị nhiễm trùng và mắc các bệnh ngoài da. Một trong những vị trí lây nhiễm phổ biến nhất là trong số các bệnh nhân bị tiểu đường là đường tiết niệu và da.

Những người mắc bệnh tiểu đường bị nhiễm trùng và trong một số trường hợp tình trạng nhiễm trùng có thể tái phát. Điều này phần lớn xảy ra do hệ thống miễn dịch bị suy yếu. Một nghiên cứu từ năm 2012 đã được công bố trên Tạp chí Nội tiết học của Ấn Độ cho rằng những người mắc bệnh tiểu đường sẽ có nguy cơ mắc nhiều bệnh hơn cũng chính vì lý do này.

  1. Mất kiểm soát cân nặng

Bệnh béo phì có thể là một dấu hiệu của bệnh tiểu đường, nếu đột nhiên bạn lại giảm được cân dù không thực thiết cứ chế độ ăn kiêng hay tập luyện gì thì cũng đừng vội vui mừng mà hãy xem lại tình trạng sức khỏe của mình.

Cân nặng

Trong trường hợp này giảm cân  có thể xảy ra vì hai lý do: cơ thể mất nước do đi tiểu thường xuyên hoặc cơ thể không thể hấp thụ được lượng đường trong máu và dùng đến chất béo từ mỡ thừa để chuyển hóa thành năng lượng. Những người bị đái tháo đường loại 1 và loại 2, sẽ bị giảm cân nghiêm trọng.

  1. Luôn cảm thấy mệt mỏi

Mệt mỏi là triệu chứng rất phổ biến của bệnh tiểu đường và nó sẽ làm ảnh hưởng đến nhiều khía cạnh trong cuộc sống của bạn cả về công việc và các sinh hoạt hằng ngày.

Do lượng đường trong máu cao, các tế bào sẽ không thể hấp thụ được đường huyết để chuyển hóa thành năng lượng và cả cơ thể trở nên mệt mỏi dã rời.

Do lưu thông máu không đúng cách nên các tế bào của bạn sẽ không thể có được các chất dinh dưỡng cần thiết và oxy để cảm thấy tràn đầy năng lượng. Ngoài ra, đường huyết cao có thể dẫn đến chứng viêm và điều này cũng gây ra sự mệt mỏi.

Một nghiên cứu từ năm 2014 đã cho biết mệt mỏi mãn tính có liên quan lâm sàng và rất phổ biến ở những người mắc bệnh tiểu đường tuýp I. Điều quan trọng nhất để kiểm soát được sức khỏe của mình đó là luôn lắng nghe cơ thể và đến gặp bác sĩ khi nhận thấy vấn đề.

  1. Tê và ngứa ran trong lòng bàn tay

Cảm giác tê tê và ngứa ran được biết đến như những dấu hiệu cảnh báo sớm của bệnh tiểu đường. Lượng đường trong máu cao sẽ làm hạn chế việc lưu thông máu đến các mạch máu tại ngón tay và lòng bàn tay rồi làm hỏng dây thần kinh. Điều này có thể trở thành vấn đề rất nghiêm trọng và làm gián đoạn các sợi thần kinh.

Nếu bạn không kiểm soát được lượng đường trong máu, bạn có thể mắc triệu trứng động mạch ngoại biên do sự lưu thông máu không tốt, hoặc có thể là bệnh thần kinh ngoại vi đái tháo đường, do tổn thương thần kinh. Nếu bạn cảm thấy mất cảm giác trong tay hoặc ngứa ran, bạn nên đến bác sĩ.

  1. Khô da

Vì bệnh đái tháo đường là lý do cho sự lưu thông không tốt, các tuyến mồ hôi có thể sẽ không hoạt động bình thường để cung cấp độ cho da và kết quả sẽ là da sẽ bị khô. Ngoài ra bạn có thể sẽ cảm thấy ngứa, điều này xảy ra do nhiễm nấm men, lưu thông không tốt và da khô.

Khi da bị khô ngoài việc sử dụng kem dưỡng ẩm để giảm cảm giác khó chịu thì bạn cũng nên đến gặp bác sĩ để biết rõ nguyên nhân và điều trị kịp thời nếu biết mình đã mắc bệnh tiểu đường.

  1. Không thể nhìn rõ những vật ở xa

Trong trường hợp tầm nhìn của bạn trở nên mờ nếu bạn có vấn đề với tập trung và không thể nhìn rõ thì lý do có thể là lượng đường trong máu cao.

Mắt mờ

Mức đường trong máu cao có thể làm thay đổi các chất lỏng trong cơ thể. Đó là lý do tại sao con ngươi có thể sưng lên và điều này sẽ ảnh hưởng đến khả năng nhìn tập trung của bạn. Khi mức đường trong máu trở lại bình thường, tầm nhìn sẽ trở lại bình thường.

Nếu bạn không điều trị nó, các mạch máu mới có thể được hình thành trong võng mạc, và điều này có thể gây ra các vấn đề mắt nghiêm trọng như bệnh tăng nhãn áp, đục thủy tinh thể và bệnh võng mạc.

Có thể nói bệnh tiểu đường như một sát thủ giết người lặng lẽ, không những khiến cho thói quen ăn uống và sinh hoạt bị thay đổi nó còn làm tăng nguy cơ mắc các bệnh nguy hiểm khác về tim mạch, thận và mắt. Để không phải chịu khổ sử vì căn bệnh tiểu đường và chấp nhận sống chung với nó đến hết đời hãy luôn lắng nghe cơ thể và gặp bác sĩ ngay khi có vấn đề.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.