Ung thư là một trong những căn bệnh với tỉ lệ người mắc phải ngày càng tăng. Đặc biệt, khi đã bị ung thư đồng nghĩa với việc người đó nhận được mức án tử hình bởi khoa học hiện nay vẫn chưa tìm ra phương thuốc chữa bệnh ung thư, trong khi căn bệnh này ngày càng có nhiều biến chứng khôn lường. Chính vì vậy, các nhà khoa học khuyến cáo mỗi cá nhân nên có những phương pháp ngăn ngừa ung thư ngay từ sớm. Việc ăn đúng cách cũng góp phần hiệu quả vào việc phòng chống ung thư.
1. Ăn tươi
Nhiều công trình nghiên cứu trên thế giới đã chỉ ra rằng trong các loại trái cây, rau tươi, … đều có chứa các chất chống oxy hóa như flavonoids, vitamin C, carotenoids, và nhiều thành phần hoạt tính khác. Sự có mặt của các chất này có thể giảm thiểu tỉ lệ mắc các bệnh ung thư như ung thư yết hầu, ung thư vòm họng, ung thư cuống họng, …
Với kết quả nghiên cứu trên, các nhà khoa học khuyên rằng, mỗi ngày, mỗi cá nhân nên sử dụng ít nhất 400g trái cây và rau tươi, đặc biệt là những loại có màu đỏ, xanh, vàng, tím. Bên cạnh đó, không nên sử dụng quá nhiều đậu tương, gạo, mì, … vì chúng có thể sản sinh ra độc tố. Chú ý rằng, thức ăn đã để lâu ngày,
để qua đêm, bị mốc hay hâm nóng nhiều lần sẽ làm tăng nguy cơ bị ung thư.
2. Ăn nhạt
Muối là một thành phần không thể thiếu trong cơ thể của con người nhưng điều đó không có nghĩa là ăn nhiều muối sẽ tốt. Trên thực tế, các nhà khoa học Nhật Bản đã nghiên cứu và nhận ra rằng những người ăn nhiều muối có nguy cơ bị ung thư dạ dày cao gấp 2 lần so với người ăn nhạt. Nguyên nhân chính được xác định là do khi ăn thực phẩm chứa nhiều muối sẽ khiến áp suất thẩm thấu tăng cao, ảnh hưởng trực tiếp đến niêm mạc dạ dày, đặc biệt, chúng sản sinh nhiều nitrite, kết hợp với các amin trong thức ăn tạo thành nitrit – tác nhân trực tiếp gây ung thư.
Với những ảnh hưởng nghiêm trọng trên, mỗi ngày, chúng ta không nên ăn quá 5g muối. Lưu ý rằng, trong các loại gia vị như bột ngọt, nước tương, nước mắm, … cũng có chứa muối nên người nấu ăn cần hết sức chú ý.
3. Ăn ít mỡ động vật
Theo báo cáo của Học viện Khoa học Mỹ, mỡ động vật có mối quan hệ mật thiết với bệnh ung thư, là nguyên nhân chính dẫn đến ung thư vú, ung thư đại tràng và ung thư tuyến tiền liệt. Chính vì vậy, Quỹ nghiên cứu ung thư thế giới khuyên rằng không nên ăn quá 500g thịt gia súc và gia cầm trong một tuần cũng như việc hạn chế sức dụng các loại thực phẩm chế biến sẵn từ thịt.
4. Ăn thực phẩm giàu chất xơ
Việc sử dụng thực phẩm có nhiều chất xơ tốt cho hệ tiêu hóa không những thế, các nhà khoa học còn cho rằng việc sử dụng thực phẩm nhiều chất xơ sẽ làm giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh ung thư. Khi sử dụng những loại thực phẩm này, chất xơ sẽ đi vào trong cơ thể, kích thích nhu động của ruột, đẩy mạnh bài tiết, giảm sự hấp thu các chất gây ung thư.
Những loại thực phẩm chứa nhiều chất xơ bao gồm các loại sau:
– Ngũ cốc: Gạo đen, bột ngô, mì yến mạch, ngô ngột, gạo kê, …
– Rau: Nấm hương, nấm kim châm, đậu tương, đậu tằm, mầm tỏi, …
– Trái cây: Quả lựu, quả lê, quả dâu, quả kiwi, quả táo tàu, …
– Các loại hạt: Mè đen, hạt thong, mơ khô, quả óc chó, …
5. Ăn đắng
Ăn đắng tức là việc sử dụng các loại thực phẩm có vị đắng như mướp đắng, chanh, cam, bưởi, socola, rượu vang, …. Theo kết quả nghiên cứu, chất có trong thực phẩm đắng đều có chứa limonoids – hóa chất thực vật giúp tăng cường hệ miễn dịch và ngăn ngừa bệnh ung thư miệng, ung thư phổi, ung thư, vú, ung thư dạ dày.
Ngoài ra, trong nhiều thực phẩm đắng còn có chứa chất naringin, polyphenols, polyphenol, quinine, … có lợi cho việc chống bệnh ung thư và bệnh tim mạch, giảm lượng đường trong máu.
Trên đây là 5 lời khuyên về cách ăn uống cũng như các loại thực phẩm tốt cho cơ thể con người và phòng ngừa căn bệnh ung thư. Hi vọng rằng, với những chia sẻ trên, các bà nội trợ có thể lựa chọn được những thực phẩm tốt cho gia đình mình. Ngoài ra, hãy đảm bảo rằng thực phẩm bạn mua là an toàn, đã được làm sạch bằng máy sục ozone để loại bỏ hóa chất cũng như các chất hóa học còn tồn dư trên bề mặt thực phẩm.