Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), mỗi năm trên thế giới có gần 6 triệu người chết vì thuốc lá, gần 600.000 người chết vì chiến tranh, bạo lực. Cũng theo tổ chức này, mỗi năm có gần 2 triệu người trên thế gưới chết vì bệnh lao; hơn 1 triệu người chết vì sốt rét, hơn 2 triệu người chết vì HIV/AIDS. Các con số trên cho thấy, mỗi ngày, trên thế giới có rất nhiều người chết vì rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Mặc dù vậy, theo một nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí quốc tế The Lancet, mỗi năm, số người tử vong vì ô nhiễm môi trường cao gấp 15 lần số người chết do chiến tranh, bạo lực; gấp 1.5 lần số người chết vì khói thuốc; gấp 4.5 lần số người chết vì bệnh lao; gấp 9 lần số người chết vì sốt rét cũng như HIV/AIDS.
Gần 9 triệu người chết sớm vì ô nhiễm môi trường
Theo kết quả công bố trên tờ Business Insider, Tạp chí The Lancet ngày 19/10/2017, trong năm 2015, có 9 triệu người đã chết sớm vì ô nhiễm môi trường, chiếm 16% số ca tử vong trong năm.
Cũng theo kết quả nghiên cứu của GDB năm 2016, số người chết vì ô nhiễm môi trường cao hơn rất nhiều lần so với các nguyên nhân khác. Điều này được thể hiện trong biểu đồ dưới đây:
Trong số 9 triệu người chết vì ô nhiễm môi trường ở trên, hầu hết đều sống ở các quốc gia nghèo, hoặc đang phát triển – những quốc gia không có chính sách quản lý nghiêm ngặt dành cho các ngành công nghiệp có tỉ lệ phát thải cao hoặc những quốc gia có quy định cụ thể nhưng thực hiện và kiểm tra thiếu nghiêm minh. Theo một nghiên cứu khác, vào năm 2015, thế giới có 6.5 triệu người chết vì các bệnh do ô nhiễm môi trường gây ra, điển hình là các bệnh liên quan đến đường hô hấp do hít phải thủy ngân, asen, khí thải từ việc đốt than, củi cũng như việc sử dụng nguồn nước không đạt tiêu chuẩn (gần 2 triệu người chết mỗi năm do uống nước bị ô nhiễm, vệ sinh không an toàn). Chưa dừng lại ở đó, các nhà khoa học còn nhận định rằng số người chết vì ô nhiễm môi trường còn có một tỉ lệ rất lớn bị phơi nhiễm chất độc gây ung thư tại nơi làm việc. Cụ thể như sau:
- Tại các nhà máy sản xuất thuốc nhuộm: Nhiều người lao động bị ung thư bàng quang.
- Tại nhà máy khai thác than: Công nhân dễ mắc bệnh ung thư phổi.
Rõ ràng, ô nhiễm môi trường là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu cho con người. Theo kết quả thống kê, Ấn Độ là quốc gia có tỉ lệ chết vì ô nhiễm môi trường cao nhất trên thế giới (2.5 triệu người/ năm), tiếp sau đó là Trung Quốc (1.8 triệu người/ năm).
Không chỉ để lại hệ quả về sức khỏe và tính mạng con người, ô nhiễm môi trường còn gây ra thiệt hại về kinh tế. Tại những nước thu nhập cao, mỗi năm cần đến 1,7% kinh phí cho dịch vụ y tế; tại các nước đang phát triển và kém phát triển, con số dừng ở mức 7%; toàn thế giới tiêu tốn khoảng 4.6 nghìn tỷ USD mỗi năm tương đương 6% tổng sản phẩm quốc nội toàn cầu.
Tỷ lệ người chết vì ô nhiễm môi trường có thể tăng lên 50% vào năm 2050
Theo tiến sĩ Philip Landrigan, tình trạng ô nhiễm môi trường có mối liên hệ mật thiết với sự biến đổi khí hậu trên Trái đất, với nguyên nhân chủ yếu là do con người đốt nhiên liệu, sinh ra các chất khí độc hại như CO, SO2, Nitrogen, … Các khí độc này từng ngày giết chết con người mà chúng ta không nhận ra.
Trong khi đó, dân số thế giới, sự phát triển của kinh tế, quá trình đô thị hóa ngày càng tăng, điều này tiếp tục làm tiêu hao năng lượng, diện tích rừng, đất đai, tài nguyên thiên nhiên. Rõ ràng, sự phát triển kinh tế, nâng cao đời sống xã hội mà con người đang áp dụng là không bền vững. Theo các số liệu mà nhóm nghiên cứu này có, đến năm 2050, số người chết vì ô nhiễm môi trường sẽ tăng lên đến 50% nếu như tình hình ô nhiễm hiện nay vẫn không được cải thiện.
Thông qua các số liệu trên, rõ ràng con người cần nâng cao hơn nữa ý thức và các giải pháp khắc phục, hạn chế ô nhiễm môi trường vì chính cuộc sống và tương lai của chúng ta. Đây không chỉ là trách nhiệm của các cơ quan chức năng, của các nhà khoa học hay bất kỳ tổ chức nào mà là nghĩa vụ của tất cả công dân đang sống trên Trái đất.
Để chủ động hơn trong bảo vệ sức khỏe của bản thân và gia đình, các gia đình, cơ quan có thể sử dụng thiết bị lọc không khí, các loại máy khử mùi ozone, thiết bị làm sạch không khí để cải thiện môi trường tại gia đình mình. Đối với các nhà máy, xí nghiệp sản xuất có thể sử dụng máy ozone công nghiệp để xử lý khí thải. Mong rằng bài chia sẻ trên đây là hữu ích cho bạn đọc.