Ozone từ lâu đã được biết đến là một chất có khả năng khử trùng tốt. Mặc dù vậy, vì phân tử khí này có liên kết kém bền vững nên chúng thường không tồn tại lâu mà nhanh chóng phân tách thành oxy và nguyên tử O khi được đưa lại môi trường. Chính vì vậy, để ô zôn có thể phát huy được hết những tính năng của mình trong việc loại bỏ vi khuẩn, virus, chất hóa học, kim loại nặng, … trong nước, trong không khí, … thì người dùng cần quan tâm đến các vấn đầu sau: Môi trường, sản lượng ozone, thời gian hoạt động. Bài viết dưới đây sẽ cùng các bạn tìm hiểu cụ thể hơn về các yếu tố này để có thể sử dụng các loại may ozon đúng cách và an toàn.
-
Điều kiện môi trường
Nguyên lý hoạt động của tất cả các thiết bị ozon là sử dụng nguồn oxy có sẵn trong không khí để tạo thành ozone (O3). Chính vì vậy, để ô zôn được tạo ra là tinh khiết, không có lẫn tạp chất đồng thời sản lượng đáp ứng tiêu chuẩn thì môi trường sản xuất cần phải sạch, không có nhiều tạp chất.
Để khắc phục được điều đó, một số nhà sản xuất máy ozone đã sử dụng hệ thống sấy khô để loại bỏ tạp chất, đặc biệt là Nito trong không khí. Do đó, khi lựa chọn thiết bị ozone, người dùng cần lựa chọn sản phẩm có hệ thống sấy khô, để đảm bảo tiêu chuẩn.
>> Xem thêm >> 5 loại cây cảnh có thể cải thiện chất lượng không khí trong nhà của bạn
-
Nồng độ ozone
Ozone chỉ an toàn với con người khi chúng ở nồng độ cho phép, không quá nhiều. Chính vì vậy, khi sử dụng máy ô zôn, người tiêu dùng cần lựa chọn sản phẩm có công suất phù hợp với nồng độ mùi cũng như diện tích căn phòng, tránh trường hợp nồng độ ozone quá thấp, không đủ khả năng diệt khuẩn nhưng cũng không quá cao, gây hại đến sức khỏe người dùng.
-
Thời gian sử dụng
Theo GS. Nguyễn Hoàng Nghị, Nguyên Phó Viện trưởng Viện Vật lý Kỹ thuật – Đại học Bách Khoa Hà Nội, việc con người bị nhiễm độc ozone không chỉ phụ thuộc vào nồng độ ozon mà còn bị ảnh hưởng bởi thời gian.
Khi sử dụng các máy ozone khử trùng môi trường hay làm sạch nước, không khí, chúng cần có một khoảng thời gian nhất định để có thể phát huy khả năng năng mình. Dưới đây là bảng về nồng độ ozone và thời gian sử dụng phù hợp khi ứng dụng ozone trong một số lĩnh vực cụ thể:
Lĩnh vực ứng dụng | Nồng độ ozone (ppm) | Thời gian tiếp xúc (phút) |
Bể bơi | 0.3 – 0.7 | 1 |
Tháp làm mát | 0.2 – 0.5 | 2 |
Thẩm thấu ngược | 0.3 – 0.5 | 4 – 5 |
Nước uống | 1.0 – 2.0 | 5 – 10 |
Rửa rau, quả | 0.2 – 0.4 | 1 – 5 |
Rửa hải sản | 0.1 – 0.15 | 1 – 2 |
Làm vườn | 0.1 – 0.2 | 2 – 5 |
Trên đây là một số vấn đề liên quan đến việc sử dụng thiết bị ozone sao cho đạt hiệu quả và an toàn. Hi vọng rằng, thông qua bài viết dưới đây, người dùng sẽ có thêm những kiến thức sâu hơn về công nghệ ozone để quý vị có thể an tâm khi sử dụng các loại máy ozone cho từng mục đích khác nhau của mình. Để có thể sử dụng đúng cách, đảm bảo yêu cầu về diệt khuẩn, khử trùng, loại bỏ các chất độc hóa học, kim loại nặng, … từ đó bảo vệ tốt hơn cho sức khỏe cũng như môi trường của chúng ta.