Tam cá nguyệt thứ 3 (3 tháng cuối thai kỳ) là giai đoạn cuối của thai kỳ, khi đó, cả mẹ và bé đều có những thay đổi rất lớn. Đây là giai đoạn đặc biệt quan trọng để mẹ bầu chuẩn bị cho sự chào đời của bé yêu. Bài viết dưới đây sẽ cùng các mẹ tìm hiểu về những điều mà mẹ bầu cần ghi nhớ để sẵn sàng cho cuộc vượt cạn sắp tới.
Sự thay đổi của bé yêu trong 3 tháng cuối thai kỳ
Bước sang tháng thứ 7, tất cả các cơ quan và các phần trên cơ thể đã hình thành, tiếp tục hoàn thành và bắt đầu phát triển. Bé cũng có sự thay đổi lớn cả về cân nặng. Mẹ có thể hình dung sự phát triển của trẻ qua hình minh họa dưới đây:
Sau mỗi tuần, thai nhi có sự thay đổi rõ rệt như sau:
- Ở tuần 27 và 28: Em bé của bạn đã nặng hơn 900g. Khi đó, phổi đã có thể tự thở oxy nhưng vẫn còn yếu và khó có thể tự thở ở môi trường bên ngoài.
- Tuần 29: Bước sang tuần 29, phổi và hệ cơ của thai nhi tiếp tục phát triển và hoàn thiện. Bên cạnh đó, hộp sọ cũng to ra cùng với sự phát triển của não. Đồng thời, hệ xương cũng tăng trưởng nhanh, do đó, bé cần nhiều canxi, protein, vitamin C, axit folic và sắt nhiều hơn.
- Tuần 30, 31: Ở giai đoạn này, bé đã nặng khoảng 1,4kg, dài khoảng 46 cm và thính giác của bé đac thực sự phát triển, bé có thể di chuyển theo một giai điệu mình thích hay quay đầu từ bên này sang bên kia. Lớp lông tơ bao phủ cơ thể trẻ đã rụng hết, và đi tiểu khoảng 2 ly chất lỏng vào nước ối mỗi ngày. Mẹ cũng sẽ bất ngờ khi biết rằng bé đang xử lý thông tin, theo dõi ánh sáng và nhận tín hiệu từ bên ngoài nhờ 5 giác quan hay làm mặt xấu, nấc cụt, nuối, thở, đạp bằng tay và chân thậm chí là mút ngón tay.
- Tuần 32, 33: Bước sang tuần này, thai nặng khoảng 1,8 kg và dài hơn 48cm. Móng tay của em bé đã móng gần hết, tất cả các cơ quan chính đã phát triển đầy đủ, bé cũng có thể hít nước ối để tạp thở và dành từ 90% đến 95% thời gian để ngủ.
- Tuần 34, 35: Em bé đã nặng khoảng 2,1kg và dài khoảng 45cm, sẵn sàng cho sự chào đời.
- Tuần 36, 37: Thân hình em bé trở nên tròn trịa hơn, các lớp lông tơ bao phủ đã rụng hết. Lúc này, bé nặng khoảng 2,5kg và dài khoảng 46 cm.
- Tuần 38, 39: Bé đã nặng khoảng 3kg, dài 49,53 cm. Mọi cơ quan đã sẵn sàng thực hiện chức năng khi ra ngoài môi trường. Thậm chí, bé đã có thể tự mình nắm tay.
- Tuần 40: Tuần cuối cùng của thai kỳ, bé dài khoảng 53cm, cân nặng dao động từ 3,4kg đến 3,6kg, lông mi, lông mày, tóc cũng đã bao phủ toàn bộ, các móng tay, móng chân đã phát triển hoàn toàn. Cùng sẵn sàng chào đón một thành viên mới của gia đình nhé.
Sự thay đổi của mẹ bầu khi bước sang tam cá nguyệt thứ 3
Cùng với sự phát triển của thai nhi trong bụng, mẹ bầu có sự thay đổi rõ rệt cả về thể chất và tinh thần. Dưới đây là những thay đổi mà mẹ có thể nhận thấy.
- Mẹ bầu bắt đầu trở nên nặng nề, đi lại khó khăn hơn vì bụng bầu to lên một cách nhanh chóng.
- Tử cung của mẹ cũng mở dần ra, đè lên các cơ quan khác trong cơ thể.
- Tình trạng rạn dạ bắt đầu trở nên rõ rệt, đặc biệt là ở vùng bụng, hông, đùi và ngực.
- Sắc tố da thay đổi do sự tăng bài tiết hormone estrogen và progesterone kiến cổ, nách, bẹn, đầu nhũ hoa trở nên sậm màu
- Quá trình lưu thông máu diễn ra mạnh mẽ, giãn tĩnh mạch, các mạch máu nổi to
- Phù nề diễn biến nghiêm trọng khiến bàn tay, chân, mặt của nhiều bà bầu trông sưng lên rõ rệt.
- Một số chị em có thể bị nghén trở lại với cảm giác buồn nôn, da vàng, mệt mỏi, ngứa râm ran.
- Ở giai đoạn này, lông của mẹ bầu có thể mọc nhiều hơn, đặc biệt là ở cùng chân và tay. Tuy nhiên, hiện tượng này sẽ mất dần sau khi bạn sinh em bé.
Mẹ cần làm gì khi mang bầu 3 tháng cuối
Như vậy, khi bước vào 3 tháng cuối của thai kỳ, cả mẹ và thai nhi đều có những thay đổi, đòi hỏi mẹ cần có những hoạt động phù hợp để chuẩn bị tốt cho kỳ sinh nở sắp đến.
- Thực hiện các bài tập nhẹ nhàng
Để việc sinh nở diễn ra dễ dàng, các bác sĩ thường khuyên mẹ bầu tham gia các lớp tập yoga hay ngồi thiền. Mẹ cũng có thể thực hiện những bài tập thể dục nhẹ nhàng như đi bộ. Những môn thể thao này không chỉ giúp mẹ tăng cường sức khỏe mà còn giảm căng thẳng và ngăn ngừa sự xuất hiện của một số bệnh lý trong thai kỳ.
- Tâm sự với người thân
Khi sắp đến kỳ sinh đẻ, mẹ bầu không nên ngồi im ở nhà mà nên đi gặp những người thân, trò chuyện, chia sẻ các vấn đề trong cuộc sống cũng như những kinh nghiệm sinh con và chăm con. Điều này vừa giúp mẹ có thêm những thông tin bổ ích, vừa giải tỏa strees, chuẩn bị tinh thần thật tốt cho cuộc vượt cạn sắp tới.
- Trò chuyện với con
Mặc dù bé yêu chưa chào đời nhưng mẹ vẫn cần trò chuyện, chia sẻ với bé để tăng thêm tình gắn kết mẹ con cũng như giúp bé tăng khả năng ghi nhớ, phát triển não bộ. Câu chuyện giữa mẹ và bé có thể liên quan đến bất kỳ điều gì trong cuộc sống hàng ngày. Mẹ có thể chia sẻ về suy nghĩ của mình cũng như những mong muốn, niềm tin mà cha mẹ dành cho con.
- Khám thai định kỳ
Bắt đầu từ tuần 27, mẹ bầu nên đi khám thai 2 tuần/ 1 lần. Từ tuần 36, mẹ nên khám 1 tuần 1 lần. Ngoài ra, nếu có những biểu hiện bất thường, mẹ cần đến ngay cơ sở y tế để được các bác sĩ giúp đỡ.
- Đặt tên cho con
Ở tam cá nguyệt này, cha mẹ cũng nên tìm cho con một cái tên thật hay, phù hợp với giới tính cũng như gia đình bạn.
- Mua đồ
Mẹ sẽ bận bịu hơn khi phải ghi nhớ những món đồ cho bé cũng như cho bản thân, giặt giũ, phơi và gói ghém cẩn thận. Hãy chắc chắn rằng, bất kỳ khi nào bạn đi sinh, đồ đạc đều đầy đủ.
- Tham gia lớp tiền sản giật
Bình thường, thai nhi phát triển trong tử cung của mẹ và nhận dinh dưỡng từ bánh nhau. Để đảm bảo hoạt động trao đổi chất giữa mẹ và con, các gai bánh nhau cắm sâu và niêm mạc tử cung và lấy nguông cung cấp máu có oxy đến, đồng thời trả lại máu có CO2. Trong khi gai nhau tiếp xúc với cơ thể người mẹ, hàng loạt các yếu tố bất lợi có thể xuất hiện dẫn đến tình trạng tăng huyết áp, thấm mao mạch gây phù và tiểu đạm. Các vấn đề trên nếu không được can thiệp kịp thời sẽ làm cô đặc máu, giảm tiểu cầu, thiểu niệu, co giật. Đây chính là hiện tượng tiền sản giật.
Theo các bác sĩ chuyên khoa, tiền sản giật rất nguy hiển, có thể do dọa đến tính mạng của cả mẹ và bé. Trong những trường hợp nhẹ sẽ làm tán huyết, tăng men gan, phù phổi cấp, nhau bong non, suy thận cấp, xuất huyết não. Tiền sản giật thường xảy ra với phụ nữ mang đa thai, mang con đầu lòng, lớn hơn 40 tuổi, có tiền sử tăng huyết áp, bị đái tháo đường, tiền sử bệnh lý về thận, thiếu dinh dưỡng, thừa cân, béo phì hay mắc các bệnh lý về răng miệng. Với mức độ nguy hiểm như trên, để bảo vệ chính mình và thai nhi, ngoài việc mẹ bầu thường xuyên đến cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời thì mẹ cũng nên tham gia vào các lớp tiền sản giật để có được các kiến thức cần thiết.
- Tập hít thở chuẩn bị cho quá trình chuyển dạ
Vào tháng thứ 8 của thai kỳ, mẹ có thể thấy những cơn chuyển dạ giả. Khi đó, hãy cố gắng hít thở, chuẩn bị tinh thần thật tốt để khi cơn chuyển dạ thật đến, bạn sẽ sẵn sàng đối phó.
- Sắp xếp công việc và nghỉ ngơi
Nếu bạn đã cảm thấy mệt mỏi, khó di chuyển khi bắt đầu bước sang tháng thứ 8, thứ 9 thì nên sắp xếp công việc và bắt đầu kỳ nghỉ phép của mình. Hãy nghỉ ngơi thật tốt, bồi bổ để cùng bé bước vào thời kỳ quan trọng nhé.
- Tiếp tục ăn cá
Các công trình nghiên cứu đều cho rằng, ở 3 tháng cuối của thai kỳ, não bộ của bé tiếp tục phát triển. Chính vì vậy, mẹ vẫn cần tiếp tục ăn cá để bổ sung DHA và Omega-3 . Tuy nhiên, mẹ cần có chế độ ăn uống hợp lý, bổ sung lượng DHA vừa đủ nhé.
- Duy trì giấc ngủ trưa hàng ngày
Việc ngủ trưa mỗi ngày sẽ giúp mẹ giảm căng thẳng, giữa tinh thần tỉnh táo, nhanh nhẹn. Điều này cũng tốt cho tim mạch và hệ thần kinh của mẹ. Tuy nhiên, đừng quá lạm dụng giấc ngủ trưa nhé, bạn chỉ nên ngủ từ 20 đến 30 phút vào buổi trưa mà thôi.
Trên đây là những điều mà bà bầu cần chú ý khi bước vào 3 tháng cuối thai kỳ. Hi vọng rằng, với các kiến thức trên, mẹ sẽ chuẩn bị thật tốt để sẵn sàng cho sự xuất hiện của thiên thần bé nhỏ. Và một điều lưu ý cho các bà bầu là hãy lựa chọn thực phẩm thật kĩ càng, ăn chín uống sôi, sử dụng các sản phẩm máy ozone để sục rửa thực phẩm.